Cha mẹ cậu bé, Gabrielle Bryan và Tyler Rees, kêu gọi các bậc phụ huynh đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào của con. “Chúng tôi nghĩ loét ở miệng có thể khá nguy hiểm với trẻ nhỏ nên đưa con vào viện. Ngày hôm sau, con trai tôi được bác sĩ tim mạch nhi khám và chẩn đoán bị thông liên thất. Tại thời điểm đó, chúng tôi không biết nhiều về bệnh tim và đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất. Tôi nghĩ rằng sẽ mất con”, chị Bryan nhớ lại.
Trái tim bao gồm 4 buồng. Hai buồng tâm nhĩ phía trên hoạt động như hồ chứa thu thập máu. Từ tâm nhĩ, máu đi xuống hai buồng phía dưới, gọi là tâm thất bơm máu vào các động mạch lớn.
Hai tâm thất được ngăn cách bởi một bức tường chung được gọi là vách liên thất. Trẻ em sinh ra bị thông liên thất sẽ xuất hiện một lỗ trên vách liên thất. Khi đó, máu giàu oxy đi từ tâm thất trái qua lỗ thông ở vách ngăn và trộn lẫn với máu ít oxy trong tâm thất phải.
Điều này có thể làm tăng áp lực trong tuần hoàn phổi dẫn đến khó thở, ăn uống kém và chậm tăng cân. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định can thiệp bít lỗ thông hay trì hoãn cho tới khi trẻ lớn hơn. Trong một số trường hợp, các lỗ nhỏ sẽ lành lại. Tuy nhiên, nếu lỗ lớn, lượng máu rò rỉ giữa các buồng có thể gây tổn thương nặng nề cho tim, phổi.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), đây là bệnh tim phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến khoảng 1/500 trẻ.
Sau khi phát hiện bệnh của Bertie, bố mẹ của bé đã tìm đến sự giúp đỡ của Heart Heroes, tổ chức hỗ trợ trẻ em mắc bệnh tim. “Khi mới biết chuyện, chúng tôi cảm thấy rất cô đơn. Tôi không biết gì về bệnh tim và tôi nghĩ rằng sẽ mất con. Sự hỗ trợ của người khác giúp chúng tôi tiếp tục vững bước. Tôi cũng muốn giúp đỡ những người khác rơi vào hoàn cảnh của tôi”, chị Bryan tâm sự.
Hai vợ chồng hiện kêu gọi bổ sung xét nghiệm bệnh tim cho thai nhi và bắt đầu gây quỹ cho Heart Heroes thông qua các thử thách bao gồm chạy bộ. Chỉ có siêu âm tim thai mới có thể xác nhận trẻ có vấn đề tim hay không. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra này khi trẻ có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc có dấu hiệu nguy cơ.
"Tôi nghĩ nên đề cập nhiều hơn tới bệnh tim trong thời gian mang thai của phụ nữ. Thông thường, những bệnh về tim có thể được phát hiện khi trẻ còn trong bụng mẹ nhưng chúng tôi không hề hay biết cho đến khi bé được 6 ngày tuổi”, chị Bryan nói.
- Người cao tuổi được hoàn toàn nghỉ ngơi thư giãn ít nhất 15 phút
- Ngồi/nằm tư thế đúng
- Tay đặt trên mặt phẳng ngang mức tim.
- Ngồi 2 bàn chân chạm đất, không gác chân lên nhau
- Cách mép nếp gấp khuỷu 1-2cm
- Quấn vừa với bắp tay, không quấn lên lớp áo dày, không xắn áo quá chật
Bấm nút START/STOP để bắt đầu đo.
Đo 2 lần và ghi lại.
- Không nói chuyện hoặc cử động trong lúc đo.
- Vòng bít sẽ bơm hơi tự động, sẽ thấy hơi căng tức ở bắp tay do máu bị chèn ép.
- Sau khi vòng bít xả hơi hết, máy hiện kết quả.
- Mỗi lần đo cách nhau ít nhất 2 phút.
- Tháo vòng bít, bấm nút START/STOP để tắt máy.
- Đặt người cao tuổi về tư thế thoải mái.
- Rửa tay. Ghi kết quả vào sổ theo dõi.
- Thu dọn dụng cụ.
Đọc kết quả:
Giới hạn bình thường ở người lớn trên 18 tuổi:
- Giới hạn tối ưu: Huyết áp tối đa từ 90 đến dưới 120 mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu từ 60 đến dưới 80 mmHg
- Tiền tăng huyết áp (có nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp thực sự): huyết áp tối đa từ 120 đến 139 mmHg và/ hoặc huyết áp tối thiểu từ 80 đến dưới 89 mmHg
- Chỉ số bất thường:
+ Tăng huyết áp: khi huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg
+ Cơn tăng huyết áp (chăm sóc khẩn cấp): khi huyết áp tối đa > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu > 120 mmHg
+ Hạ huyết áp: khi huyết áp tối đa dưới 90mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg. Một số người thường xuyên có huyết áp thấp dưới 95/60 mmHg nhưng không có biểu hiện bất thường.
- Ở người cao tuổi tùy theo mỗi cá nhân có đặc điểm thể chất và bệnh lý khác nhau mà bác sĩ có khuyến cáo mức huyết áp mục tiêu khác nhau. Thông thường huyết áp mục tiêu ở người 60 - 79 tuổi là <140/90 mmHg, người > 80 tuổi có thể chất và tinh thần tốt nên ở mức < 140 và 150 mmHg.
Chăm cháu ngoại đang quấy khóc, thở oxy mũi, bà Nguyễn Thị Mộng Tuyền (thuê nhà tại huyện Hóc Môn) cho biết, bé gái L.N.T.A. (10 tháng tuổi) bị sốt xuất huyết trước đó 10 ngày, ra viện được hơn 1 tuần thì sốt trở lại kèm ho, sổ mũi, người nhà tự mua thuốc cho bé uống 2 ngày. Thấy bé nổi mẩn khắp người, gia đình vội đưa bé vào viện cấp cứu.
Theo cô Tuyền, bé A. chưa tiêm mũi vắc xin sởi nào, do khi được 9 tháng, cháu bị bệnh nên gia đình không cho đi tiêm ngừa.
Ôm con gái 13 tháng tuổi trên người nổi đầy ban đỏ tại khu vực cách ly của khoa Nhiễm - Thần kinh, chị Nguyễn Kim Ngọc (ngụ Kiên Giang) kể: “Ban đầu con ho có đờm nhiều, đi khám hô hấp thì bác sĩ nói viêm phổi, cho nhập viện. Điều trị hô hấp 10 ngày thì con nổi ban, chuyển lên khoa Nhiễm, lúc này cháu đã mẩn đỏ toàn thân, không ăn uống, nằm li bì”.
Mặc dù đã 13 tháng tuổi nhưng con chị Ngọc cũng vẫn chưa tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh nào, kể cả sởi. Theo lời chị, từ khi sinh ra, bé mắc bệnh liên miên nên gia đình không dám cho đi tiêm phòng.
Bác sĩ Dư Tấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, hơn một tháng nay số trẻ mắc bệnh sởi nhập viện bắt đầu nhiều và khoảng một tuần nay tăng nhanh.
Phần lớn trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm ngừa, một số ít trẻ mới được tiêm một mũi, trong đó 2/3 trẻ mắc bệnh đến từ các tỉnh, thành khác. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh đã chuyển nặng, có các biến chứng như viêm phổi, viêm ruột, phải thở oxy.
"Bệnh sởi hoàn toàn có thể điều trị ở tuyến địa phương, không cần thiết đưa lên TPHCM. Việc đưa trẻ từ tỉnh lên các bệnh viện TPHCM dẫn đến nguy cơ lây lan bệnh” – bác sĩ Quy nói.
Đã có 3 trẻ mắc sởi tử vong
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, số ca mắc sởi bắt đầu tăng từ cuối tháng 5, tuần gần nhất đã có đến 60 ca sốt phát ban nghi sởi. Toàn thành phố có 48 phường, xã của 14 quận, huyện có ca bệnh sởi.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 3 trẻ mắc sởi tử vong. Các trường hợp này đều mắc những bệnh lý mạn tính kèm sởi, dẫn đến biến chứng nặng, được tích cực điều trị nhưng không qua khỏi.
Ca đầu tiên là bé gái 3 tuổi, có bệnh nền suy giảm miễn dịch, chậm phát triển tâm thần vận động, suy dinh dưỡng, chưa được tiêm vắc xin sởi.
Trẻ thứ hai là bé gái 4 tháng tuổi, bị hội chứng cushing, tăng tuyến thượng thận, chưa đủ tuổi tiêm chủng. Trường hợp còn lại là bé trai 7 tuổi, bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho đã ghép tủy, suy tim và suy thận mạn, đã tiêm hai mũi vắc xin.
Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện thành phố ghi nhận hơn 500 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 262 ca xét nghiệm dương tính. Hơn 50% các ca bệnh đến từ các tỉnh, thành khác.
Tính riêng những trường hợp có địa chỉ tại TPHCM là 201 ca sốt phát ban nghi sởi, 116 ca xét nghiệm dương tính. Trong số này, gần 28% là trẻ dưới 9 tháng tuổi, hơn 78% trẻ dưới 5 tuổi. Số bệnh nhân chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi chiếm đến 66%, nhiều trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng.
Còn theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, số ca sốt phát ban nghi sởi tăng gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiều 12/8, Sở Y tế TPHCM đã có cuộc giao ban với tất cả bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn để thống nhất các giải pháp phòng chống dịch sởi, đồng thời yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tiêm bù, tiêm vét cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng.